Vòng bi được ứng dụng rất nhiều trong đời sống vậy nên nếu vòng bi bị hư và không được thay thế sẽ dẫn đến việc làm hỏng các bộ phận liên quan. Đặc biệt, chúng còn có thể làm cho xe trở nên nặng hơn và làm hỏng mòn trục hay thậm chí là có thể làm hỏng nồi vòng bi.
1. Vòng bi là gì?
Vòng bi chính là tên gọi của các loại ổ lăn. Đây chính là chi tiết truyền động cơ khí rất quan trọng. Và thường thì chúng được gọi là vòng bi (bạc đạn) vì để phân biệt nó với bạc dầu – một loại ổ trượt. Bên trong của sản phẩm là các ổ trượt có các cục đạn có hình cầu hoặc hình trụ thằng hoặc trụ côn nhằm để tạo ma sát lăn cho ổ trượt.
2. Công dụng và lợi ích của vòng bi
Vòng bi có chức năng biến ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực cản (lực ma sát) của vật chuyển động, đảm bảo cho thiết bị, máy móc, linh kiện vận hành dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chịu tải và chịu lực tốt theo các hướng khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo của từng ổ trục và từng môi trường làm việc chuyên biệt.
Việc sử dụng sản phẩm trong thiết bị và máy móc cũng có thể đảm bảo truyền chuyển động trơn tru, yên tĩnh và ổn định. Do đó, đảm bảo hoạt động liên tục, bền bỉ và hiệu quả công việc cao.
Ngoài ra, sản phẩm có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và các chi tiết quay, đảm bảo chuyển động quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết trên.
3. Cấu tạo của vòng bi
Về cơ bản vòng bi được cấu tạo bởi các bộ phận chính sau:
Vòng trong và Vòng ngoài
- Cấu tạo thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục, vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy,…)
Con lăn
- Con lăn có thể là bi hoặc đũa, lăn trên rãnh lăn, rãnh có tác dụng làm giảm bớt ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn chế con lăn tiếp xúc dọc trục.
- Vật liệu làm con lăn phụ thuộc vào tải trọng tác động, tuy nhiên thành phần đặc trưng chủ yếu là các thép carbon chứa một lượng crom, mangan nhất định.
- Phận loại vòng bi
Vòng cách
- Thường được làm bằng thép cứng, thép hợp kim
- Giúp giữ các con lăn một khoảng cố định, cố định vị trí giữa các con lăn, đảm bảo hành trình con lăn và giảm số lượng con lăn.
4. Phân loại vòng bi
4.1 Vòng bi cầu
– Vòng bi cầu 1 dãy là loại vòng bi có thiết kế đơn giản và không thể tách rời.
– Gồm có các dạng trần, nắp che một bên hoặc cả hai bên.
– Sản phẩm này là chạy êm, ma sát thấp và phù hợp đối với tốc độ cao.
– Vòng bi cầu 1 dãy có thể truyền tải lực xuyên tâm và trục
– Sử dụng trong các ứng dụng có độ nghiêng thấp
4.2 Vòng bi côn
– Là loại vòng bi được thiết kế để chịu tải trọng hỗn hợp, với tỷ số giữa “khả năng chịu tải/tiết diện cắt” lớn.
– Cấu tạo từ hai bộ phận chính là cụm vòng trong và vòng ngoài có thể tách rời ra được. Vành trong và bi đũa không tách rời gọi là “côn”, còn vành ngoài gọi là “chén”.
– Kiểu thiết kế: Kiểu TQ có khả năng chịu độ lệch trục và có tuổi thọ làm việc cao, độ tin cậy lớn và làm việc thấp. Kiểu thiết kế CL7C có độ chính xác làm việc cao và có ngẫu lực ma sát thấp.
4.3 Vòng bi tang trống tự lựa
– Cấu tạo bao gồm hai hàng con lăn có hình tang trống đối xứng, chúng có thể đối xứng hai bên, tự sắp xếp thẳng hàng trong rãnh lăn biên dạng cầu của vòng ngoài. Điều này tạo ra sự bù trừ không đồng trục của gối đỡ và trụ, nhờ đó sản phẩm có thể làm việc trong tình trạng không đồng trục ở mức độ cao.
– Ưu điểm: Chắc chắn, bền bỉ, có độ tin cậy cao, tuổi thọ làm việc lớn, có thể làm việc trong môi trường rung động và điều kiện hoạt động khắc nghiệt.
4.4 Vòng bi cầu chặn trục
– Cấu tạo gồm một vòng ngoài, một vòng trong, hệ thống con lăn và vòng cách
– Ổ bi chặn một hướng chỉ chịu được tải dọc trục theo một hướng và do đó chỉ định vị dọc trục theo một hướng.
– Sản phẩm với vòng cách thường được làm bằng thép dập cho vòng bi chặn nhỏ và bằng đồng thau đúc nguyên khối.
>> Xem thêm: Một số loại con lăn băng tải nổi bật trên thị trường hiện nay
5. Nguyên lí hoạt động của vòng bi
Vòng bi nói chung là những bộ phận có thể chuyển động xoay tròn hoặc tuyến tính mà gây ít ma sát, giảm sức tải giúp cho máy móc vận hành dễ dàng, hiệu quả và năng suất. Tuy vậy, sản phẩm có cấu trúc khá đơn giản: những viên bi(bạc đạn) được đặt bên trong(hoặc ngoài) của một bề mặt kim loại nhẵn để có thể lăn trên đó.
Những viên bi hay ổ lăn bản thân cũng đã có khả năng tải trọng. Và nhiệm vụ của vòng bi là giảm thiểu sức nặng đáng kể của tải trọng đến mức tối đa để có thể phục vụ công việc.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tải trọng mà sản phẩm gánh chịu đều giống nhau. Có hai loại với lực tải trọng khác nhau đó là radial load (tải trọng hướng kính) và axial hay thrust load (tải trọng hướng trục). Những chiếc vòng bi giúp cho trục hoặc khung có khả năng chuyển động tự do trong một trục quay.
Tải trọng mà sản phẩm chịu đựng sẽ theo hai hướng cơ bản. Tải trọng hướng kính sẽ hoạt động góc bên phải ổ trục (trục quay) mà ta có thể thấy trong những con ròng rọc. Tải trọng hướng trục thì hoạt động song song với ổ trục quay, ghế đẩu có xoay là một ví dụ.
Rất nhiều vòng bi thiên về đảm nhận cả hai loại tải trọng: hướng kính và hướng trục. Ví dụ, ở lốp xe ô tô, chịu một tải trọng hướng kính khi mà xe chạy trên đường thẳng: bánh xe lăn trên một trụ xoay với áp lực của khối lượng xe và người ngồi trên xe. Tuy nhiên, khi băng tải bẻ lái một góc vòng cung, đó lại là ví dụ của tải trọng hướng trục bởi bánh xe lúc này không còn chuyển động đơn thuần hướng tâm mà góc ngoặt đã buộc cho trọng lượng áp lực lên dọc theo vòng bi.
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp 5 lưu ý quan trọng về vòng bi trong băng tải, hi vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích về vòng bi và từ đó sử dụng hiệu quả sản phẩm.
Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm con lăn băng tải chất lượng quốc tế, giá thành Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936163996 hoặc email [email protected] để nhận tư vấn và đặt hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thông tin về TEP qua hoặc để nắm được thông tin chi tiết.